Những điều cần biết về mực in lụa
Chào các bạn, hôm nay mình xin chia sẻ những vấn đề về mực in lụa.
Như chúng ta nếu đã trong nghề in lụa thì đều đã biết mực in lụa là loại mực đặc biệt chuyên dụng cho ngành in lụa, in lưới, vì thế độ đậm đặc của mực in lụa cao hơn mực in phun hay in offset, nó được tạo ra từ 2 nguồn là mực gốc nước và gốc dầu. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về mực in lụa, in lưới nhé!

1. Mực in lụa có những loại mực nào?
- Mực in gốc nước
- Mực in gốc in gốc dầu
- Mực in Plastisol (gốc dầu nhẹ)
- Mực in UV
2. Mực in lụa thủ công và mực in lụa trên máy có gì khác nhau không?
3. Mực in lụa cho máy thì nên dùng loại nào?
- Chắc hẳn bạn đã biết đến mực Plastisol, đây là loại mực có tính chất không chết ở nhiệt độ thường nên nó rất phù hợp cho máy bởi bạn có thể in thoải mái mà không sợ bị bít bản. Nhưng dùng loại mực này bạn cần chú ý phải làm thêm công đoạn sấy nhiệt và sử dụng máy sấy chạy bàn hay máy sấy băng tải sẽ là phương pháp giúp bạn đạt được hiệu quả khi dùng máy và loại mực này. Các loại mực plastisol thường thấy: Wiflex, Alta SH, Excalibour, Aone Tex, Sico…
- Bạn có thể tham khảo thêm một số mực gốc dầu nhưng loại mực này khá độc và hại cho sức khỏe.
- Mực nước cũng được nghiên cứu và xử lý tốt hơn, có một số loại đủ điều kiện để dùng cho in máy. Có 2 loại cơ bản: Mực nước không tạo bề mặt và mực nước bóng tạo bề mặt
4. Loại mực nào dùng để in trên vải Jean?
In trên vải Jean sẽ tương đối khó bởi sau khi in người ta thường mang đi Wash (rửa) lại giúp sợi vải mềm mại hơn bởi trong khi sản xuất họ thưởng phủ nên một lớp keo trên vải. Với loại vải này thì người ta hay dùng mực in tẩy (discharge) để tẩy màu gốc đò Jean thành hình in. Loại mực này gồm có 2 thành phần là mực dẻo discharge và bột tẩy. Mực này khá độc bởi tính chất ăn mòn và tẩy rất mạnh.
